Head injury – return to school and sport (Vietnamese) – Chấn thương đầu - trở lại trường học và thể thao

  • Nếu trẻ nhỏ hoặc trẻ trong độ tuổi thiếu niên được bác sĩ chẩn đoán bị chấn thương đầu nhẹ, chẳng hạn như chấn động não, họ sẽ cần thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục (xin xem tờ thông tin của chúng tôi Chấn thương đầu – lời khuyên chung). Tờ thông tin này cung cấp lời khuyên để đưa con quý vị trở lại trường học và chơi thể thao một cách an toàn nếu chúng bị chấn thương đầu nhẹ. Head injury – general advice).  

    Đối với những chấn thương đầu ở mức trung bình hoặc nặng, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ để đưa con quý vị trở lại hoạt động bình thường.

    Dấu hiệu và triệu chứng của chấn động não (Signs and symptoms of concussion)

    Trong khi con quý vị dần dần được trở lại đi học hoặc chơi thể thao, hãy theo dõi trẻ để biết các dấu hiệu và triệu chứng của sự chấn động não:

    • nôn mửa
    • đau đầu
    • cảm giác như đang ở trong sương mù
    • chỉ là không 'cảm thấy ổn' hay 'cảm thấy chán nản'
    • mất cân bằng hoặc chóng mặt
    • rối loạn giấc ngủ hoặc buồn ngủ
    • khó chịu bởi ánh sáng hoặc tiếng ồn
    • nhầm lẫn, khó tập trung hoặc ghi nhớ
    • thời gian phản ứng chậm lại
    • dễ khó chịu hoặc buồn rầu

    Chăm sóc tại nhà (Care at home)

    Thời gian phục hồi của trẻ bị chấn động não có thể khác nhau và các triệu chứng cũng khác nhau Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên bị chấn động não có thể cần tới bốn tuần để hồi phục, nhưng hầu hết các cơn chấn động não sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong 24 đến 48 giờ đầu tiên, trẻ nên có một khoảng thời gian nghỉ ngơi tương đối (không nghiêm ngặt) nhưng nên tiếp tục các hoạt động hàng ngày và quay trở lại hoạt động thể chất nhẹ, ví dụ như đi bộ. Trẻ em nên ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và hạn chế thời gian sử dụng thiết bị có màn hình như tivi, máy tính và điện thoại thông minh trong giai đoạn đầu này.

    Có thể tập thể dục như đi bộ hoặc đạp xe tại chỗ và các hoạt động khác như đọc sách hoặc sử dụng màn hình thụ động (ví dụ: xem phim; không chơi game hoặc sử dụng điện thoại thông minh), có thể được thực hiện dần dần miễn là con quý vị chỉ gặp các triệu chứng chấn động nhẹ hơn trong một khoảng thời gian ngắn hạn (dưới một giờ).

    Dần dần đi học trở lại (Graduated return to school)

    Con quý vị có thể tiếp tục gia tăng các hoạt động và chuyển sang bước tiếp theo nếu em không biểu hiện bất kỳ triệu chứng chấn động não hoặc các triệu chứng này có bản chất là nhẹ và ngắn hạn (dưới một giờ). Cần 24 giờ cho mỗi bước tiếp theo. Nếu hoạt động này khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn trong thời gian ngắn và ở mức độ nhẹ, hãy quay lại bước trước đó. Nếu con quý vị không thể thực hiện bước tiếp theo mà không làm tăng đáng kể các triệu chứng chấn động não, hãy đưa trẻ đến bác sĩ.

    Bước Mục tiêu

    1. Hoạt động hàng ngày ở nhà

    Bắt đầu cho con quý vị những hoạt động điển hình hàng ngày, chẳng hạn như đọc sách hoặc đi bộ nhẹ nhàng. Bắt đầu với 5 đến 15 phút mỗi lần và tăng dần lên.

    Dần dần quay trở lại các hoạt động điển hình.

    2. Hoạt động học tập ở nhà

    Hoàn thành các hoạt động nhận thức nhẹ như bài tập về nhà, đọc sách ở trường hoặc các hoạt động giáo dục khác ở nhà.

    Để tăng khả năng chịu đựng cho công việc nhận thức.

    3. Để tăng khả năng chịu đựng cho công việc nhận thức.

    Quý vị nên tham khảo ý kiến của nhà trường và dần dần đưa ra việc học và môi trường học tập bận rộn cho trẻ. Con quý vị có thể cần bắt đầu với ngày học ngắn hơn hoặc tăng thời gian nghỉ giải lao trong ngày. Hãy trao đổi với trường của con quý vị về các lựa chọn cho không gian nghỉ ngơi yên tĩnh vào giờ ăn trưa hoặc giờ giải lao. Các bài kiểm tra ở trường có thể cần phải trì hoãn.

    Gia tăng các hoạt động học thuật.

    4. Gia tăng các hoạt động học thuật.

    Tăng dần các hoạt động ở trường cho đến khi con quý vị có thể chịu đựng được cả ngày.

    Tăng dần các hoạt động ở trường cho đến khi con quý vị có thể chịu đựng được cả ngày.

    Dần dần quay trở lại chơi thể thao (Graduated return to sport)

    Dần dần quay trở lại chơi thể thao. Dành ít nhất 24 giờ cho mỗi bước, và tối thiểu một tuần sau chấn thương trước khi con quý vị quay lại chơi thể thao bình thường. Chỉ chuyển sang bước tiếp theo nếu con quý vị không có bất kỳ triệu chứng chấn động não nào hoặc các triệu chứng này nhẹ và ngắn hạn (kéo dài dưới một giờ). Bước 4-6 chỉ nên bắt đầu khi các triệu chứng đã chấm dứt. Nếu gặp phải các triệu chứng chấn động ở bước 4-6, hãy quay lại bước 3 cho đến khi các triệu chứng đã chấm dứt kể cả trong và sau khi gắng sức.

     Bước Mục tiêu

    1. Hoạt động hạn chế do có các triệu chứng

    Các hoạt động đơn giản hàng ngày không làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, ví dụ như đi bộ.

    Dần dần quay trở lại các hoạt động điển hình.

    2A. Tập thể dục nhịp điệu nhẹ

    Giới thiệu dần dần việc đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe tại chỗ với tốc độ chậm. Không được phép rèn luyện sức đề kháng ở giai đoạn này.

    sau đó

    2B. Tập thể dục nhịp điệu vừa phải

    Giới thiệu dần dần việc đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe tại chỗ với tốc độ trung bình. Không được phép rèn luyện sức đề kháng ở giai đoạn này.

    Để tăng dần nhịp tim.

    3. Bài tập thể thao cụ thể

    Con quý vị có thể bắt đầu các hoạt động như chạy, các bài tập khởi động và luyện tập kỹ năng chơi bóng (với bóng mềm). Không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc tiếp xúc bằng đầu.

    Để thêm sự vận động.

    4. Tập luyện không có sự va chạm

    Giới thiệu thêm các bài tập luyện có cường độ cao, khó hơn, chẳng hạn như chuyền banh. Con quý vị có thể bắt đầu các bài tập luyện tăng cường.

    Để giới thiệu việc tập luyện, sự phối hợp và gia tăng khả năng tư duy.

    5. Tập luyện có sự va chạm

    Sau khi được cấp giấy chứng nhận khỏi bệnh, ví dụ như từ bác sĩ gia đình, tham gia các hoạt động tập luyện bình thường.

    Khôi phục lòng tự tin và cho phép huấn luyện viên đánh giá các kỹ năng hoạt động của trẻ.

    6. Quay trở lại chơi thể thao

    Con quý vị bây giờ có thể tiến tới chơi các môn thể thao bình thường.

    Tiếp tục hoạt động thể thao thường xuyên.

    Trao đổi với bác sĩ nếu quý vị không chắc chắn về sự tiến triển của con mình ở bất kỳ bước nào.

    Sau những chấn động não lập lại, bác sĩ có thể khuyên con quý vị tránh các môn thể thao có sự va chạm và bất kỳ hoạt động nào có nguy cơ chấn thương đầu cao hơn trong một khoảng thời gian. Điều này là do sau khi bị chấn thương ở đầu, thời gian phản ứng và suy nghĩ của con quý vị có thể chậm hơn, và điều này có thể khiến con quý vị gặp nguy hiểm hơn.

    Các hoạt động và thể thao có tính rủi ro bao gồm:

    • bóng bầu dục bao gồm va chạm mạnh.
    • đá banh và khúc côn cầu.
    • bóng rổ và bóng lưới.
    • cưỡi ngựa.
    • đi xe máy hoặc xe đạp BMX.
    • trượt tuyết, trượt ván trên tuyết và lướt sóng.
    • đi xe đạp, xe tay ga, ván trượt hoặc giày trượt.
    • chơi trên tấm bạt lò xo.
    • trèo cây hoặc các kết cấu trên cao khác.

    Hãy chắc chắn rằng con quý vị luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, xe tay ga hoặc ván trượt.

    Khi nào cần gặp bác sĩ (When to see a doctor)

    Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp tại khoa cấp cứu bệnh viện địa phương nếu trong quá trình hồi phục, con quý vị có bất kỳ điều nào sau đây:

    • hành vi bất thường hoặc mơ hồ, hoặc khó chịu.
    • nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng mà không thuyên giảm khi dùng Paracetamol.
    • nôn mửa thường xuyên.
    • chảy máu hoặc chảy chất dịch từ tai hoặc mũi.
    • co giật hoặc động kinh hoặc co giật ở mặt, tay hoặc chân.
    • khó thức dậy.
    • khó giữ được tỉnh táo.
    • trẻ khiến quý vị lo lắng vì bất kỳ lý do gì.

    Nếu các triệu chứng của con quý vị trở nên tồi tệ hơn hoặc con quý vị đang gặp phải các triệu chứng chấn động não mới, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

    Những điểm chính cần nhớ (Key points to remember)

    • Phần lớn các cơn chấn động não sẽ tự khỏi sau vài ngày.
    • Theo dõi cẩn thận các bước quay trở lại đi học và chơi thể thao, đảm bảo ít nhất 24 giờ cho mỗi bước quay trở lại thể thao.
    • Các hoạt động thể chất và nhận thức có thể được gia tăng miễn là chúng không dẫn đến sự tăng nhẹ của các triệu chứng chấn động não trong một thời gian ngắn.
    • Quay lại Thể thao ở Bước 4-6 chỉ nên bắt đầu khi các triệu chứng đã chấm dứt hoàn toàn.
    • Nói chuyện với bác sĩ nếu quý vị không chắc chắn liệu con quý vị đã sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo hay liệu trẻ có thể quay trở lại chơi thể thao hoàn toàn hay không.
    • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu các triệu chứng của con quý vị trở nên tồi tệ hơn hoặc có xuất hiện các triệu chứng chấn động não mới.
    • Hầu hết trẻ em đều hồi phục tốt sau khi bị chấn thương đầu nhẹ. Nếu con quý vị vẫn cần được hỗ trợ để quay lại hoạt động hàng ngày sau hai tuần bị chấn thương đầu nhẹ, trẻ nên được bác sĩ gia đình (GP) xem xét để đánh giá y tế. Trẻ em có các triệu chứng liên tục có thể được giới thiệu đến Dịch vụ Phục hồi Nhi khoa Victoria (Victorian Paediatric Rehabilitation Service, VPRS) của RCH. Bác sĩ gia đình (GP) có thể giới thiệu quý vị đến các dịch vụ VPRS ngoại trú tại địa phương qua trang mạng của dịch vụ này. RCH Victorian Paediatric Rehabilitation Service (VPRS). GPs can make referrals to your local outpatient VPRS services via its website.
    • Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc tiếp cận VPRS ngoại trú, quý vị có thể liên hệ với điều phối viên ngoại trú RCH VPRS bằng cách gọi số 03 9345 9300 hoặc gửi email tới rehab.services@rch.org.au rehab.services@rch.org.au.

    Để biết thêm thông tin (For more information)

    Các câu hỏi mà bác sĩ thường được (Common questions our doctors are asked)

    Điều gì xảy ra nếu con tôi quay lại chơi thể thao quá sớm?

    Nếu con quý vị trở lại chơi thể thao quá sớm sau khi bị chấn thương đầu, phản xạ của chúng có thể bị chậm lại, tầm nhìn ngoại vi bị ảnh hưởng và thời gian phản ứng của chúng chậm hơn một chút. Tất cả những điều này làm giảm khả năng tự bảo vệ và tránh va chạm hoặc bị bóng đập vào của họ. Điều này làm tăng khả năng họ phải chịu một chấn thương đầu khác.

    Được các khoa Cấp cứu, Phẫu thuật Thần kinh và Tâm lý học Thần kinh thuộc Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia soạn thảo. Chúng tôi ghi nhận ý kiến đóng góp của khách hàng và người chăm sóc tại bệnh viện RCH.

    Đã duyệt lại vào tháng 11 năm 2023.

    Thông tin này đang chờ xét duyệt theo định kỳ. Hãy luôn luôn tìm kiếm lời khuyên mới nhất từ bác sĩ có đăng ký và đang hành nghề.

    Thông tin Sức khỏe Trẻ em (Kids Health Info) được Quỹ Bệnh viện Nhi Đồng Hoàng Gia (Royal Children’s Hospital Foundation) tài trợ. Để quyên góp, hãy truy cập www.rchfoundation.org.au.

    Bãi miễn trách nhiệm

    Thông tin này chỉ nhằm mục đích hỗ trợ, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị. Các tác giả của các tài liệu về thông tin sức khỏe dành cho khách hàng này đã nỗ lực đáng kể để bảo đảm thông tin là chính xác, cập nhật và dễ hiểu. Bệnh viện Nhi Đồng Hoàng Gia Melbourne (Royal Children's Hospital Melbourne) không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự thiếu chính xác nào, thông tin bị xem là gây hiểu lầm hoặc bất kỳ phác đồ điều trị nào được nêu chi tiết trong tài liệu này. Thông tin trong tài liệu được cập nhật định kỳ và do đó quý vị phải luôn kiểm tra xem quý vị có đang đọc phiên bản mới nhất của tài liệu hay không. Trách nhiệm thuộc về quý vị, người sử dụng, để đảm bảo rằng quý vị đã tải xuống phiên bản cập nhật mới nhất của tờ rơi về thông tin sức khỏe dành cho người tiêu dùng.