Vietnamese COVID-19 – tiếng Việt

  • Tờ dữ kiện thực tế (Factsheets)

    Thông báo cho Phụ huynh và Người Giám hộ (Advice for parents and guardians)

    Những Đòi hỏi đối với Khách thăm trong thời gian xảy ra COVID-19 (Visiting requirements during COVID-19)

    Do đại dịch COVID-19, RCH đã đưa vào áp dụng các hạn chế đối với khách thăm nhằm bảo vệ bệnh nhân, gia đình họ và nhân viên của chúng tôi.

    Quầy Tiếp đón Chính (Lầu Trệt) (Main reception – ground floor)

    Tất cả các khách thăm sẽ được yêu cầu xác nhận họ là ai và được hỏi một số câu hỏi nhằm phát hiện và được kiểm tra thân nhiệt. Xin lưu ý là quý vị có thể cần được hỏi lại mỗi lần quý vị tại điểm vào.

    Mọi thắc mắc (Queries)

    Chúng tôi biết là những hạn chế này có thể gây khó khăn và chúng tôi hiểu là tình hình của mỗi gia đình lại khác nhau. Xin quý vị nói chuyện với nhóm điều trị và/hoặc y tá phụ trách của con quý vị nếu có bất kỳ lo ngại nào.

    Vệ sinh Tay và Giãn cách Xã hội (Hand hygiene and social distancing)

    Trong khi quý vị ở tại RCH, chúng tôi nhắc nhở quý vị làm ơn tuân theo các thủ tục nghiêm ngặt của chúng tôi về việc kiểm soát lây nhiễm:

    • Dùng nước rửa tay khô khi vào và dời khỏi phòng. 
    • Che miệng và mũi mỗi khi ho và hắt hơi.
    • Cách khỏi tất cả những người khác 1,5 m.

    Chúng tôi cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của quý vị trong khi tất cả chúng ta làm việc cùng nhau để bảo vệ bệnh nhân và nhân viên của chúng tôi trong suốt đại dịch này.

    Muốn luôn được cập nhật thông tin đúng về COVID-19, chúng tôi khuyến khích cộng đồng thường xuyên truy cập trang mạng của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh của Bang Victoria tại địa chỉ https://www.health.gov.au/

    Thông tin về COVID-19 (COVID-19 Information)

    Điểm chặn để thẩm định khách thăm (Visitor assessment checkpoint)

    Tất cả khách thăm sẽ được kiểm tra để phát hiện trước khi vào RCH. Khách thăm sẽ được hỏi một loạt các câu hỏi về sức khỏe, và kiểm tra thân nhiệt. 

    Phụ huynh hay người giám hộ có thể vào qua Thang máy màu Vàng hoặc các cửa vào chính trên Đường Flemington để đến Điểm chặn để thẩm định khách thăm 

    Các cuộc hẹn với Khoa khám Chuyên khoa Y tế Từ xa (Telehealth Specialist Clinic appointments)

    Để giúp bệnh nhân và nhân viên của chúng tôi được an toàn, và trên hết là giúp giảm đà lây lan của COVID-19 qua biện pháp giãn cách xã hội, RCH hiện đang hạn chế số lượng khách thăm đến bệnh viện mỗi ngày.

    Việc này bao gồm cung cấp cơ hội để bệnh nhân và gia đình có các cuộc hẹn với Khoa khám Chuyên khoa từ nhà mình, qua hình thức y tế từ xa, hoặc điện thoại có hình. Y tế từ xa là một cách quan trọng chúng tôi đang cung cấp việc chăm sóc liên tục cho các bệnh nhân của mình trong khi giảm đáng kể số lượng người đến bệnh viện mỗi ngày.

    Các nhân viên RCH đang tích cực xem xét danh sách sắp tới của các khoa khám và đánh giá xem bệnh nhân của các khoa này có cần được khám gặp mặt tận nơi không, hay họ thích hợp cho các cuộc hẹn y tế từ xa hoặc tái khám qua điện thoại. Nhóm các Khoa khám Chuyên khoa sẽ liên lạc với bệnh nhân và gia đình trước cuộc hẹn kế tiếp của họ để cho biết nếu cuộc hẹn đó đang được chuyển thành y tế từ xa hay tái khám qua điện thoại.

    Y tế từ xa là gì? (What is telehealth?)

    Y tế từ xa là một cách để các gia đình có các cuộc hẹn của mình mà không phải đích thân tới RCH. Tương tự như hội nghị truyền hình, bệnh nhân có thể tương tác với nhân viên y tế của mình một cách an toàn từ nhà, bằng cách chỉ cần sử dụng máy vi tính xách tay, điện thoại thông minh hay thiết bị máy tính bảng.

    Tờ dữ kiện thực tế

    Làm thế nào để tiếp cận y tế từ xa tại RCH?

    Quý vị sẽ cần:

    • một kết nối internet
    • một thiết bị như máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay, máy tính bảng hoặc
    • điện thoại thông minh
    • một nơi riêng tư, có đủ ánh sáng mà quý vị sẽ không bị quấy rầy trong suốt
    • cuộc gọi có hình này
    • một trình duyệt mạng như Safari hay Google Chrome
    • máy quay phim có kết nối internet, loa và mi-crô (có thể có sẵn trên máy vi tính xách tay hay thiết bị di động)

    Làm thế nào để tiếp cận nền tảng y tế từ xa cho gia đình và bệnh nhân? (How to access the telehealth platform for families and patients?)

    Sau khi quý vị đã sẵn sàng để bắt đầu cuộc gọi có hình y tế từ xa của mình, hãy thực hiện theo các bước sau:

    1. Truy cập trang mạng www.rch.org.au/telehealth
    2. Nhắp chuột vào nút Start Your Video Call (Bắt đầu Cuộc Gọi có Hình của Quý vị)
    3. Làm theo các hướng dẫn trên màn hình để tới

    Khu vực Chờ của Y tế từ Xa. Bác sĩ của quý vị xẽ xuất hiện trên màn hình khi họ trả lời cuộc gọi có hình của quý vị.

    Còn có nút Thử Cuộc gọi có Hình trên trang mạng Y tế từ Xa của RCH để gia đình có thể kiểm tra xem các thiết bị của mình có hoạt động không.

    Tôi có thể liên lạc với ai để được hỗ trợ về y tế từ xa? (Who can I contact for telehealth support?)

    Muốn được giúp đỡ trong việc tiếp cận y tế từ xa, xin quý vị liên  lạc:

    Chin-Mae Raymundo
    Điều phối viên về Y tế từ Xa
    Điện thoại: 9345 4645
    Thư điện tử: rch.telehealth@rch.org.au
    Từ thứ Hai đến thứ Sáu (trong giờ làm việc)

    Các câu hỏi thường gặp (Frequently asked questions)

    Vi-rút corona mới, COVID-19 là gì?

    Vi-rút corona là một họ lớn của các loại vi-rút có thể gây bệnh ở động vật hoặc ở người. COVID-19 là một loại vi-rút mới mà có thể gây nhiễm trùng ở người, bao gồm bệnh đường hô hấp trầm trọng. Vi-rút corona được phát hiện mới đây nhất là loại gây bệnh vi-rút corona, COVID-19.

    Vi-rút corona có các triệu chứng thế nào?

    Nhiều người bị nhiễm COVID-19 sẽ chỉ có các triệu chứng nhẹ mà thôi. Tuy nhiên, những biểu lộ ban đầu cho thấy là người lớn tuổi và những người có các bệnh tật từ trước có thêm nguy cơ có các triệu chứng trầm trọng.

    Các triệu chứng thường gặp nhất của vi-rút corona được báo cao bao gồm:

    • sốt
    • khó thở như hụt hơi
    • ho
    • đau họng
    • mệt mỏi

    Tôi lo rằng con tôi có thể có các triệu chứng của COVID-19. Tôi nên làm gì?

    Nếu lo ngại rằng con quý vị có thể đang có các triệu chứng của COVID-19, xin quý vị truy cập trang mạng  https://www.health.gov.au/ hoặc gọi đến đường dây nóng được dành riêng qua số 1800 675 398 để được tư vấn.

    Trẻ em có các triệu chứng về hô hấp có thể đến bác sĩ gia đình, hoặc xem xét việc tới Khoa Cấp cứu của bệnh viện gần nhất để được chăm sóc cấp cứu. Nếu cần được tư vấn ngoài giờ, quý vị còn có thể liên lạc với đường dây giúp đỡ của GP (Bác sĩ Toàn khoa) ngoài giờ qua số 1800 022 222 hoặc quay số 000 trong trường hợp cấp cứu.

    Tôi nên tới đâu để có thêm thông tin và lời khuyên?

    Muốn luôn được cập nhật thông tin đúng về COVID-19, chúng tôi khuyến khích cộng đồng thường xuyên truy cập trang mạng của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh của Bang Victoria.

    Nếu cần thông dịch viên, xin quý vị gọi đến TIS trên Toàn quốc qua số 131 450.

    Có thông tin về COVID-19 bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh không?

    Có, có nhiều tờ dữ kiện thực tế đã được dịch để cho những người thuộc các nguồn gốc đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, có trên trang mạng của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh của Bang Victoria.

    Hỗ trợ con quý vị ứng phó với đại dịch COVID-19 (Supporting your child to cope with the COVID-19 pandemic)

    Nếu lo ngại là con bị COVID-19, xin quý vị gọi đường dây nóng được dành riêng qua số 1800 675 398 hoặc truy cập trang mạng https://www.health.gov.au/ để biết thêm thông tin.

    Nhiều phụ huynh đang tìm lời khuyên về các cách để hỗ trợ con một cách tốt nhất trong việc ứng phó với đại dịch vi-rút corona này. Với tình hình đang thay đổi một cách nhanh chóng, tin tức thường xuyên về những người trở nên không khỏe, và nhiều trẻ em không thể tiếp tục các hoạt động bình thường của mình được, đây là thời điểm rất đáng lo cho các gia đình. Tờ dữ kiện thực tế này chứa đựng các thông tin dành cho phụ huynh và người chăm sóc, nhằm giúp họ hỗ trợ con cái và trả lời các câu hỏi của chúng trong suốt thời gian đầy thách thức và bất chắc này.

    Nói chuyện với con quý vị về vi-rút corona (Talk about coronavirus with your children)

    Điều quan trọng là đừng tránh né nói chuyện với con về vi-rút corona - việc tránh né đề tài này có thể khiến chúng cảm thấy lo lắng hơn và không biết điều gì đang diễn ra. Nhiều trẻ sẽ đã có các suy nghĩ và khái niệm về vi-rút corona rồi, vì vậy hãy bắt đầu bằng cách hỏi xem chúng biết những gì. Dùng các câu hỏi mở và giải quyết bất kỳ lo lắng, nỗi sợ hãi hay thông tin sai lệch nào mà chúng có thể đã nghe. Đó là chuyện bình thường khi phải nói với con là chúng ta không có được tất cả các câu trả nhưng khi biết thêm chúng ta sẽ chia sẻ với chúng.

    Hãy cởi mở và thành thật, nhưng phù hợp với độ tuổi (Be open and honest, but age-appropriate)

    Hãy chỉ nói đến các dữ kiện thực tế, nhưng nghĩ đến độ tuổi của con khi quý vị chia sẻ thông tin với chúng. Trẻ ở độ tuổi khác nhau sẽ cần những câu trả lời khác nhau. Đối với trẻ nhỏ, hãy trả lời một cách đơn giản và rõ ràng và cung cấp thông tin chi tiết hơn cho các trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên.

    Điều quan trọng là nhắc để trẻ biết là mặc dù chúng có thể mắc vi-rút, nhưng việc đó khó có thể khiến chúng bị bệnh nặng. Nói cho chúng biết là nếu chúng bị bệnh, nó sẽ tương tự như bị cảm lạnh mà chúng có thể đã trải qua trước kia. Chúng có thể bị sốt, ho, chảy nước mũi hay đau họng và bị bệnh trong vài ngày hoặc khoảng một tuần lễ, rồi sẽ bớt bệnh hơn. Quý vị có thể nói với trẻ là người lớn dễ bị bệnh hơn, đặc biệt là những người cao tuổi hoặc có bệnh. Cho chúng biết là hầu hết các biện pháp mà chúng thấy trong cộng đồng, như rửa tay và giãn cách xã hội, thực ra là để giúp bảo vệ những người dễ bị bệnh nhất. Bằng cách thực hiện những việc này, chúng đang giúp bảo vệ những người khác.

    Hãy tích cực và lạc quan (Stay positive and hopeful)

    Điều hữu ích là tích cực và lạc quan khi thảo luận với con về vi-rút corona. Mạng truyền thông thường tập trung vào các phương diện gây lo lắng và tiêu cực, vì thế con quý vị có thể trở nên bị áp đảo và nghĩ rằng tình hình này là không có hy vọng. Hãy giải thích là nhiều bác sĩ và các nhà khoa học đang làm việc tích cực để biết thêm về vi-rút này và mỗi ngày họ đang biết những điều mới. Hãy cho chúng biết là nhiều người trên khắp thế giới đã bình phục khỏi vi-rút corona. Điều quan trọng chúng nên biết là mặc dù mọi thứ vào thời điểm này đang khác đi, và có thể là khó khăn trong một thời gian, nhưng cuối cùng mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

    Hãy hạn chế thông tin mà trẻ em nhận được qua mạng truyền thông (Limit information children get through the media)

    Có nhiều thông tin trên mạng truyền thông về vi-rút corona và dễ có khả năng là con quý vị đang trông thấy và nghe thấy các thông tin này qua ti-vi, đài và trực tuyến. Cố hạn chế mức độ con quý vị xem, nghe và đọc trên tin tức, bao gồm mạng truyền thông xã hội. Việc trông thấy những hình ảnh đồ thị hay đọc về số lượng các trường hợp nhiễm vi-rút corona đang tăng lên có thể gây cảm giác quá tải và lo lắng. Điều đặc biệt quan trọng là cố hạn chế con bị tiếp xúc với các tư liệu gây sợ hãi trên tin tức hay trực tuyến.

    Tập trung vào những thứ trẻ có thể kiểm soát được (Focus on the things children can control)

    Chúng ta cần giúp trẻ tập trung vào những gì chúng có thể làm được để luôn an toàn và khỏe mạnh. Bằng việc cung cấp cho con những thứ thiết thực mà chúng có thể làm được, sẽ giúp chúng cảm thấy có khả năng, hơn là bất lực. Nhắc nhở trẻ về việc vệ sinh tay - hãy chắc chắn là chúng biết cách rửa tay sạch sẽ và nhắc chúng rửa tay trước và sau khi ăn, cũng như sau khi sờ vào mặt hay hỉ mũi. Xem đoạn phim của chúng tôi về việc giữ sức khỏe. Dạy cho trẻ cách ho hay hắt hơi vào khuỷu tay. Nhắc chúng tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng. Những khi có thể, nên tránh nơi đông người và mọi người nên cố gắng không tiếp xúc thể chất gần với những người ngoài hộ gia đình của mình. Hướng dẫn cho trẻ biết cách chào hỏi nhau mà không cần dùng tay, như bằng cách chạm khuỷu tay hay bàn chân của nhau.

    Giữ gìn sức khỏe qua hoạt động thể chất, chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe và ngủ đủ cũng là những cách thật sự quan trọng để hỗ trợ con. Nhiều trẻ thất vọng vì hoạt động thể thao và các hoạt động thường lệ khác của chúng có thể bị hủy. Tìm ra các cách khác để con quý vị duy trì sự vận động, như dành thời gian trong sân sau nhà hay cả gia đình đi bộ, chạy hay đạp xe đạp.

    Duy trì các nền nếp những khi có thể (Stick to routines where possible)

    Trong suốt những thời gian bất chắc và luôn thay đổi, trẻ cần nề nếp hơn bao giờ hết. Duy trì trạng thái bình thường trong nhà và trong cuộc sống hàng ngày càng nhiều càng tốt và bao gồm cả thời gian của cả gia đình. Quý vị có thể sắp xếp nề nếp của con quanh giờ ăn và giờ ngủ, cũng như các hoạt động học tập trực tuyến, đối với trẻ lớn hơn. Cố gắng bao gồm trong ngày chút hoạt động thể chất bởi điều đó quan trọng đối với trẻ ở mọi độ tuổi, và tốt cho cả người lớn nữa.

    Cho con thấy là quý vị bình tĩnh (Show your children that you are calm)

    Trẻ trông vào cha mẹ và người chăm sóc của chúng như sự hướng dẫn về cách ứng phó với các hoàn cảnh. Ngay cả trẻ rất nhỏ cũng nhạy cảm với sự căng thẳng và lo âu ở người lớn. Cha mẹ và người chăm sóc cần quản lý các cảm xúc và sự lo âu của chính mình để giúp trẻ bình tĩnh. Cố không nói chuyện với con về vi-rút corona khi quý vị đang cảm thấy rất căng thẳng hay quá tải. Quý vị có thể nhờ người phối ngẫu của mình hay người lớn khác mà quý vị tin cậy, nói chuyện với trẻ.

    Để ý để phát hiện các dấu hiệu của tình trạng lo âu hay căng thẳng ở con (Look out for signs of anxiety or stress in your children)

    Mỗi người lại phản ứng một cách khác nhau trong các tình huống gây căng thẳng. Một cách tự nhiên, một số trẻ lo âu nhiều hơn so với những trẻ khác, và vi-rút corona có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chúng. Hãy để ý để phát hiện hành vi lo âu quá mức hay bất thường ở con. Trẻ nhỏ hơn có thể cho thấy các dấu hiệu như thay đổi trong hành vi, dễ xúc động hơn, nổi cơn tam bành hay khó ngủ hay khó ăn. Trẻ lớn hơn cũng có thể cho thấy những dấu hiệu này hoặc chúng còn có thể có vẻ lơ đãng, khó tập trung hoặc trở nên hay quên. Một số trẻ có thể hình thành các hành vi lặp đi lặp lại hay ám ảnh, như lo sợ vi trùng hay nhiễm bẩn quá mức.

    Hãy chắc chắn là quý vị duy trì những cuộc trò chuyện với con về những điều khác nữa ngoài COVID-19. Dành thời gian ngồi xuống với con và lắng nghe những điều chúng đang lo lắng. Nếu lo ngại là con đang cho thấy các dấu hiệu của tình trạng lo âu hay căng thẳng cao độ, hãy tìm lời khuyên từ GP (Bác sĩ Toàn khoa) của quý vị.

    Chăm sóc đến bản thân mình nữa (Look after yourself too)

    Những quãng thời gian bất chắc và gây căng thẳng có thể gây nhiều căng thẳng cho các mối quan hệ gia đình. Để hỗ trợ tốt nhất cho trẻ, điều quan trọng là cha mẹ chăm sóc đến bản thân mình nữa trong suốt thời gian rất khó khăn và gây căng thẳng này. Cố tìm thời gian để nghỉ ngơi và tự chăm sóc bản thân đầy đủ. Nếu quý vị đang cảm thấy rất căng thẳng, quá tải hay không an toàn, hoặc quý vị không thể hỗ trợ được con theo cách mình muốn, hãy chủ động nhờ gia đình và bạn bè hay GP của quý vị giúp đỡ.

    Các điểm chính cần nhớ (Key points to remember)

    • Trẻ trông vào người lớn như sự hướng dẫn về cách ứng phó trongcác tình huống gây căng thẳng
    • Luôn bình tĩnh, tích cực và lạc quan khi trò chuyện với con về vi-rút corona
    • Thông tin nên rõ ràng, thành thật và phù hợp với độ tuổi
    • Hạn chế sự tiếp xúc với mạng truyền thông về vi-rút corona
    • Cho trẻ những thứ thiết thực để làm, như vệ sinh tay sạch sẽ, giúp chúng cảm thấy làm chủ được tình hình
    • Hãy bảo đảm là quý vị và con luôn tích cực vận động thể chất
    • Nếu quý vị hay con đang cảm thấy quá tải hay căng thẳng, hãy tìm sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình hay bác sĩ gia đình của quý vị
    • Cố dành thời gian để trả lời các câu hỏi của con và giữ cho các kênh giao tiếp luôn mở

    Các câu hỏi các bác sĩ của chúng tôi thường được hỏi (Common questions our doctors are asked)

    Con tôi lo lắng rằng ông, bà của cháu có thể trở nên bệnh nặng hoặc bị chết do vi-rút corona. Tôi nên nói với chúng thế nào?

    Điều quan trọng là thành thật nhưng lạc quan và tích cực. Nói với con rằng bằng việc áp dụng những việc như cách ly xã hội và vệ sinh tay, có thể giúp bảo vệ người thân lớn tuổi khỏi bị nhiễm vi-rút. Và nói cho chúng biết là chúng ta ở nước Úc đây, có các bệnh viện tuyệt vời, với nhiều bác sĩ và y tá đang sẵn sàng để chăm sóc mọi người nếu họ bị bệnh.

    Con tôi vẫn muốn gặp bạn bè của chúng và xin phép liệu chúng tôi có thể có một buổi chơi chung. Tôi nên làm thế nào?

    Giải thích cho con quý vị rằng một cách mà tất cả chúng ta có thể giúp ngăn chặn vi-rút corona lây lan là dành ít thời gian cùng với những người khác hơn. Thay vì một buổi chơi chung, hãy nghĩ đến các cách khác mà chúng có thể kết nối xã hội với bạn bè của mình, như qua facetime, một cuộc gọi điện thoại hay viết một bức thư. Giải thích rằng mọi thứ sẽ không như thế này mãi mãi, và cuối cùng mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

    Con tôi nghe trên tin tức về mọi người đang chết và lo lắng là điều đó sắp xảy ra với chúng. Tôi nên nói thế nào?

    Hãy làm con an tâm là vi-rút corona không làm cho trẻ em bị bệnh nặng và chúng sẽ không chết do vi-rút corona. Nếu bị nhiễm, chúng dễ bị cảm lạnh, với các triệu chứng tương tự như các triệu chứng chúng đã bị trước kia, như đau họng, chảy nước mũi, ho và sốt, và có thể chúng sẽ đỡ hơn sau một tuần lễ gì đó.

    Được biên soạn bởi Khoa Y tế Tổng quát, Khoa Tâm lý, Khoa Công việc Xã hộ và Khoa Sức khỏe Tâm thần của Bệnh viện Nhi đồng Hoàng Gia. Chúng tôi cảm ơn sự đóng góp của người tiêu dùng và những người chăm sóc của RCH.

    Được tái duyệt vào tháng 3 năm 2020

    Thông tin về Sức khỏe của Trẻ em được hỗ trợ bởi Quỹ Bệnh viện Nhi đồng Hoàng Gia. Muốn hiến tặng, xin quý vị truy cập www.rchfoundation.org.au

    Ứng dụng Thông tin về Sức khỏe của Trẻ em
    Ứng dụng này sẽ cho phép quý vị tìm kiếm và xem hơn ba trăm tờ dữ kiện thực tế y khoa và làm việc ngoại tuyến.

    Miễn trừ trách nhiệm
    Các thông tin này nhằm hỗ trợ, không thay thế cho việc trao đổi với bác sĩ hay chuyên viên y tế của quý vị. Tác giả của các tài liệu thông tin y tế cho người tiêu dùng này, đã thực hiện những nỗ lực đáng kể để bảo đảm là các thông tin này chính xác, cập nhật và dễ hiểu. Bệnh viện Nhi đồng Hoàng Gia, Melbourne không nhận trách nhiệm về bất kỳ nội dung không chính xác nào, các thông tin được cho là sai lệch, hay sự thành công của bất kỳ phác đồ điều trị nào được trình bày chi tiết trong các tài liệu này. Thông tin trong các tài liệu này thường xuyên được cập nhật và vì vậy, quý vị nên luôn kiểm tra xem mình có đang tham khảo phiên bản mới đây nhất của tài liệu không. Trách nhiệm là ở nơi quý vị, người sử dụng, cần bảo đảm là quý vị đã tải xuống phiên bản cập nhật nhất của tài liệu thông tin về sức khỏe dành cho người tiêu dùng.

    DH

    Coronavirus (COVID-19) - tiếng Việt

    Các đoạn phim (Videos)

    Nói chuyện với con về COVID-19
    (Talking to your child about COVID-19)

    Nói chuyện với con quý vị về COVID-19 có thể là việc khó khăn, và chúng tôi biết là một số phụ huynh có thể không biết chắc nên trả lời thế nào với các câu hỏi của chúng.

    Bác sĩ Margie lại trở lại để cung cấp cho quý vị một số công cụ về các cách để có cuộc trò chuyện đó và quý vị có thể hỗ trợ con mình thế nào qua đại dịch này.

    Để luôn được cập nhật thông tin đúng về COVID-19, xin quý vị truy cập trang mạng https://www.health.gov.au/ và nếu lo lắng rằng con mình có thể bị COVID-19, xin quý vị gọi đường dây nóng qua số 1800 675 398.

    Hướng dẫn về việc trẻ đến bệnh viện: Xét nghiệm COVID-19

    Việc lấy mẫu quệt làm xét nghiệm COVID-19 có thể làm cho trẻ hơi sợ và quý vị có thể tự hỏi không biết nên giải thích cho trẻ như thế nào. Tuần trước, Isla đã đến Phòng khám Bệnh Lây nhiễm qua Đường hô hấp của chúng tôi để làm xét nghiệm COVID-19 sau khi cháu có các triệu chứng đáp ứng các tiêu chí xét nghiệm. Cô bé học sinh lớp hai đã cho chúng tôi vào theo khi cháu được lấy mẫu quệt làm xét nghiệm và cho chúng tôi biết cảm nghĩ về việc này từ góc nhìn của một đứa trẻ. Rất may cho Isla, xét nghiệm của cháu có kết quả âm tính.